Hướng dấn xây dựng chiến lược kinh doanh ngành in ấn

chiến lươc kinh doanh cho ngành in ấn
Tổng hợp 7 chiến lược kinh doanh trong in ấn cơ bản

Chiến lược kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành bại và chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Trong ngành in ấn, các doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp nhất để tạo nên lợi thế và ấn tượng với khách hàng. Sau đây là 7 chiến lược kinh doanh ngành in ấn mà chúng tôi gửi tới quý bạn đọc.

1. Tìm hiểu chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh có tên tiếng anh là Business Strategy. Đây là quá trình đưa ra một kế hoạch dài hạn để đạt được mục tiêu kinh doanh nhất định cho doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là một bản kế hoạch tổng hợp một chuỗi các hoạt động, phương pháp và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra trong suốt một khoảng thời gian dài.

2. Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh đúng đắn giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh hoặc phục vụ mục tiêu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nó giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về quá trình đạt được mục tiêu, các rủi ro có thể xảy ra và cách xử lý các rủi ro phát sinh đó. Chiến lược kinh doanh cần đưa ra những định hướng cụ thể, rõ ràng, đi kèm các thông tin, dẫn chính chính xác, có độ tin cậy cao.

3. Các chiến lược kinh doanh ngành in ấn

Đối với mỗi ngành nghề, việc lập ra các chiến lược kinh doanh sẽ có sự khác biệt và mang tính đặc thù riêng do đặc điểm khách hàng, sản phẩm khác nhau. Dưới đây là 7 chiến lược kinh doanh ngành in ấn hàng đầu, được kiểm chứng đặc biệt hiệu quả khi áp dụng cho ngành in ấn.

3.1 Chiến lược cạnh tranh để khác biệt

Cạnh tranh để khác biệt là chiến lược đưa ra nhằm chuẩn bị tiềm lực cho doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ cùng ngành. Doanh nghiệp cần trở thành đơn vị cung cấp sản phẩm tốt nhất, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, đây là chiến lược cần tiềm lực kinh tế mạnh để giành được phần thắng trên thị trường.

Ví dụ: Trong ngành in ấn, doanh nghiệp cần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng bằng cách trở thành đơn vị đáp ứng đa dạng các mẫu mà kích thước thùng carton, phục vụ cho nhiều ngành hàng khác nhau mà không có giới hạn.

3.2 Chiến lược cạnh tranh vì lợi nhuận

Khi đưa ra chiến lược cạnh tranh, bạn cần tối ưu hóa từng chiến dịch để tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Trong từng giai đoạn, lợi nhuận sẽ là yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp muốn đạt được. Do đó, một chiến dịch tốt cần xác định được cách thức cụ thể, thực tế giúp doanh nghiệp tăng được lợi nhuận.

hướng dẫn lập chiến lược kinh doanh ngành in ấn
Trong một số giai đoạn thì mục tiêu xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là nhằm tăng trưởng lợi nhuận

3.3 Thấu hiểu thị trường

Để có được chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp trước tiên cần thấu hiểu thị trường, thấu hiểu mong muốn của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, xác định được những điểm mấu chốt khiến doanh nghiệp trở lên khác biệt. Đồng thời, nó giúp doanh nghiệp dần nâng được vị thế trong ngành hàng và có được chỗ đứng trong lòng khách hàng. Đây là một chiến lược được đa phần các doanh nghiệp đang hướng tới và thực hiện. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đi đúng hướng và có một chiến lược thành công.

Ví dụ: Zador đã rất thấu hiểu thị trường khi đưa ra những sản phẩm hộp giấy Carton phù hợp

3.4 Xác định đối tượng khách hàng hướng đến

Dựa theo sản phẩm doanh nghiệp cung cấp, bạn có thể xác định được đặc điểm của đối tượng khách hàng hướng đến. Từ đó, xác định nhu cầu, mong muốn của họ, thói quen và hành trình họ tìm tới sản phẩm của bạn. Dựa theo từng yếu tố kể trên, doanh nghiệp cần phân tích, tổng hợp và mang tới một chiến lược hoàn hảo nhất, đáp ứng được tối đa mong muốn của tệp khách hàng mục tiêu.

chiến lược kinh doanh ngành in ấn
Xác định được chân dung khách hàng mục tiêu giúp chiến lược kinh doanh trở lên hiệu quả và tăng tỷ lệ thành công.

 

Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thùng Carton và chuyên in ấn thùng Carton. Doanh nghiệp cần xác định được người cần đến sản phẩm của mình có thói quen, sở thích, nhu cầu và mong muốn về sản phẩm như thế nào? Từ đó đáp ứng từng yếu tố một cách tối ưu.

3.5 Học cách nói không

Học cách nói không cũng là một chiến lược giúp bạn giảm bớt những mối quan tâm không tạo ra giá trị và lợi nhuận. Thay vì phục vụ nhiều nhóm khách hàng khiến sản phẩm của bạn không tạo ra được sự khác biệt và có được nhóm khách hàng trung thành, hay học cách nói “Không!”. Với những tệp khách hàng không nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu, những nhu cầu và mong muốn của họ về sản phẩm doanh nghiệp không cần ưu tiên thực hiện. Thay vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu để tránh hao phí nguồn lực và chi phí.

chiến lược kinh doanh ngành in
Học cách nói không giúp doanh nghiệp tập chung toàn bộ nguồn lực vào giải quyết vấn đề mấu chốt giúp tăng lợi nhuận

3.6 Không ngần ngại thay đổi

Thị trường và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm sẽ liên tục thay đổi trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, doanh nghiệp cần không ngại thay đổi để có thể thích nghi với sự biến động của thị trường. Việc không nắm bắt được các cơ hội mới do ngại thay đổi có thể khiến doanh nghiệp dần mất thị trường.

3.7 Tư duy có hệ thống

Một chiến lược kinh doanh thành công cần có hệ thống khoa học, người lập kế hoạch cần có tư duy logic về khả năng xử lý các dữ liệu khổng lồ, đưa ra những phán đoán chính xác về rủi ro có thể gặp phải. Từ đó, họ giúp doanh nghiệp tăng được tỷ lệ thành công khi thực hiện chiến lược kinh doanh của mình, giảm bớt rủi ro có thể xảy ra làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành in ấn nói riêng, việc xác định được chiến lược kinh doanh đúng đắn là rất quan trọng. Để có một chiến lược kinh doanh ngành in ấn thành công và thực tế, doanh nghiệp cần có tư duy lập kế hoạch logic, xác định được chân dung khách hàng từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.

avatar

Khánh Nam

Khánh Nam – chàng tiến sĩ sinh năm 1978 cũng rất kín tiếng về đời tư nhưng Shopgbba được đồng hành và cộng tác nhằm chia sẻ đến bạn đọc – những người đam mê, có nhiệt huyết, đam mê tìm kiếm những kiến thức mới, học hỏi và phát triển bản thân, doanh nghiệp. Do khá kín tiếng nên các bài viết chia sẻ tại web sẽ không để tên của anh. Shopgbba sẽ ghi nhận lại thông tin chia sẻ chính và biên tập lại rồi gửi đến bạn đọc những chia sẻ về kinh nghiệm hay kiến thức của mình.

By Khánh Nam

Khánh Nam – chàng tiến sĩ sinh năm 1978 cũng rất kín tiếng về đời tư nhưng Shopgbba được đồng hành và cộng tác nhằm chia sẻ đến bạn đọc – những người đam mê, có nhiệt huyết, đam mê tìm kiếm những kiến thức mới, học hỏi và phát triển bản thân, doanh nghiệp. Do khá kín tiếng nên các bài viết chia sẻ tại web sẽ không để tên của anh. Shopgbba sẽ ghi nhận lại thông tin chia sẻ chính và biên tập lại rồi gửi đến bạn đọc những chia sẻ về kinh nghiệm hay kiến thức của mình.