Điều Kiện Để Công Ty Lên Sàn Chứng Khoán

tìm hiểu niêm yết trên sàn chứng khoán
tìm hiểu niêm yết trên sàn chứng khoán

Chúng ta thường  nghe  nói rằng các công ty “lên sàn” trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự biết ý nghĩa của việc được “ lên sàn”  và những điều kiện để một công ty được “lên sàn”. Trong bài viết dưới đây Apolat sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

I. Cơ Sở Pháp Lý

– Luật Chứng khoán 2019

– Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng Khoán

II. Công Ty Lên Sàn Chứng Khoán Là Gì ?

Sở giao dịch chứng khoán và các các ty con thường gọi là Sàn chứng khoán. Có thể hiểu công ty lên sàn là công ty phát hành chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán cho phép niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán cũng như quy định khác của Sở giao dịch chứng khoán.

Hiện nay ở Việt Nam có 02 sàn giao dịch chứng khoán lớn:

– Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX);

– Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).

Tìm hiểu  niêm yết trên sàn chứng khoán 

III. Lợi Ích Và Hạn Chế Của Việc Lên Sàn Chứng Khoán

Lợi ích

– Khi lên sàn chứng khoán, công ty có thể huy động vốn  nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng thông qua việc phát hành cổ phiếu.

– Để được niêm yết trên sàn chứng khoán, công ty phải đáp ứng nhiều điều kiện chặt chẽ. Việc niêm yết trên sàn chứng khoán vì vậy cũng là một phương tiện quảng bá hình ảnh của công ty tới khách hàng và đối tác.

– Việc  công ty niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng cổ phiếu của các cổ đông, từ đó làm tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu công ty.

– Về lâu dài, giá cổ phiếu của một công ty giao dịch đại chúng tăng lên so với trước khi niêm yết, qua đó giúp  tăng giá trị thị trường của công ty.

Bên cạnh đó công ty cũng thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài, nếu bạn có quan tâm thì hãy xem thêm: thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài

Hạn chế

– Để được niêm yết trên sàn chứng khoán, công ty phải chịu nhiều loại chi phí: phí tư vấn, phí kiểm toán, hồ sơ, giấy tờ,…

– Công ty lên sàn chứng khoán chịu sự kiểm soát của xã hội, chính vì vậy công ty luôn phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để duy trì giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

– Khi một công ty lên sàn, việc mua bán cổ phiếu trở nên dễ dàng hơn nên cơ cấu cổ đông thường xuyên thay đổi, tỷ lệ cổ phần sở hữu của các cổ đông cũng thường xuyên thay đổi nên quyền kiểm soát công ty có thể bị đe dọa.

– Khi niêm yết trên sàn chứng khoán, công ty phải chịu nhiều nghĩa vụ về thông tin. Việc tiết lộ thông tin có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp khi đối thủ cạnh tranh có được thông tin.

Lợi ích và hạn chế khi công ty lên sàn chứng khoán

IV. Điều Kiện Để Công Ty Lên Sàn Chứng Khoán

“ Theo quy định tại Điều 109 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, điều kiện để công ty có thể niêm yết cổ phiếu là:

– Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán, đồng thời giá trị vốn hóa đạt tối thiểu 30 tỷ đồng tính theo bình quân gia quyền giá thanh toán cổ phiếu trong đợt chào bán ra công chúng gần nhất

(Hoặc giá tham chiếu cổ phiếu giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom trung bình 30 phiên gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc bình quân giá quyền giá thanh toán trong đợt bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa)

– Đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết; đã giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom tối thiểu 02 năm, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa;

– Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi;

Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; không có lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét trong trường hợp đăng ký niêm yết sau ngày kết thúc của kỳ lập báo cáo tài chính bán niên;

Những điều kiện để công ty niêm yết trên sàn chứng khoán

– Trừ trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa, tổ chức đăng ký niêm yết phải có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức đăng ký niêm yết từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết;

– Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm

Và cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên phải cam kết tiếp tục nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

– Công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty không bị xử lý vi phạm trong thời hạn 02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

– Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán”.

Ngoài các quy định  pháp luật,  công ty muốn  niêm yết trên một sàn chứng khoán cụ thể  phải đáp ứng  các điều kiện của sàn chứng khoán đó.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Apolat về Điều kiện để công ty được lên sàn chứng khoán, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Apolat để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

avatar

Khánh Nam

Khánh Nam – chàng tiến sĩ sinh năm 1978 cũng rất kín tiếng về đời tư nhưng Shopgbba được đồng hành và cộng tác nhằm chia sẻ đến bạn đọc – những người đam mê, có nhiệt huyết, đam mê tìm kiếm những kiến thức mới, học hỏi và phát triển bản thân, doanh nghiệp. Do khá kín tiếng nên các bài viết chia sẻ tại web sẽ không để tên của anh. Shopgbba sẽ ghi nhận lại thông tin chia sẻ chính và biên tập lại rồi gửi đến bạn đọc những chia sẻ về kinh nghiệm hay kiến thức của mình.

By Khánh Nam

Khánh Nam – chàng tiến sĩ sinh năm 1978 cũng rất kín tiếng về đời tư nhưng Shopgbba được đồng hành và cộng tác nhằm chia sẻ đến bạn đọc – những người đam mê, có nhiệt huyết, đam mê tìm kiếm những kiến thức mới, học hỏi và phát triển bản thân, doanh nghiệp. Do khá kín tiếng nên các bài viết chia sẻ tại web sẽ không để tên của anh. Shopgbba sẽ ghi nhận lại thông tin chia sẻ chính và biên tập lại rồi gửi đến bạn đọc những chia sẻ về kinh nghiệm hay kiến thức của mình.